Khóa học “Tính toán lượng tử: Lý thuyết và thực hành”
Time:
Venue/Location: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN & Nhà khách Đại học Quốc gia Hà Nội tại Ba Vì
1. Giới thiệu chung:
Khác với máy tính thông thường hoạt động dựa trên vật lý cổ điển, máy tính lượng tử khai thác các nguyên lý của vật lý lượng tử để thực hiện tính toán. Sử dụng chồng chập lượng tử và vướng víu lượng tử để tăng tốc độ tính toán theo cấp số nhân, máy tính lượng tử sẽ có sức mạnh vượt trội, mang đến nhiều thay đổi lớn trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội loài người. Tuy còn nhiều sai số và chứa ít qubit (bit lượng tử), máy tính lượng tử đã trở thành hiện thực và mọi người đều có thể truy cập, sử dụng chúng miễn phí, chẳng hạn trên nền tảng của IBM quantum computing. Khóa học về "thực hành lập trình lượng tử" gồm 6 ngày giới thiệu về tính toán lượng tử và hướng dẫn lập trình các thuật toán lượng tử. Học viên sẽ trực tiếp lập trình trên máy tính lượng tử của IBM sử dụng ngôn ngữ lập trình Qiskit.
2. Giảng viên và trợ giảng:
1. PGS. TS. Nguyễn Bá Ân, Trường Đại học Thăng Long
2. TS. Nguyễn Văn Duy, Trường Đại học Phenikaa
3. TS. Nguyễn Quốc Hưng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
4. TS. Nguyễn Bảo Long, Đại học California tại Berkeley, Mỹ
5. PGS. TS. Đỗ Vân Nam, Trường Đại học Phenikaa
Trần Minh Đức, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguyễn Công Hà, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Đơn vị tổ chức (đồng tổ chức):
- Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Ban Tổ chức:
PGS.TS Lê Minh Hà, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
PGS.TS. Ngạc An Bang, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
5. Phụ trách chuyên môn:
- Nguyễn Quốc Hưng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Nguyễn Văn Duy, Trường Đại học Phenikaa
6. Đối tượng:
Sinh viên từ năm thứ 3 và học viên cao học các ngành/chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên: Toán học, Vật Lý, Cơ học, Khoa học máy tính & Công nghệ thông tin, Hóa học và các ngành liên quan, cùng những người yêu thích tính toán lượng tử.
Yêu cầu: GPA>3 và đã hoàn thành toán học đại cương, vật lý đại cương.
Số lượng: 50 học viên.
7. Đăng ký:
- Link đăng ký: https://bom.to/lhl23pc
- Thời hạn đăng ký tham dự: 09/11/2020 (đăng ký có thể được đóng trước thời hạn nếu
đã đủ số lượng học viên tham dự).
8. Thời gian và địa điểm
Thời gian:
- Từ 8:45-17:00, ngày 14 - 15/11/2020 và 21 - 22/11/2020
- Từ 16:30-19:45, ngày 16-17/11/2020
Địa điểm:
- Ngày 14, 15, 16, 17/11/2020 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Ngày 21, 22/11/2020 tại Nhà khách Đại học Quốc gia Hà Nội tại Ba Vì
9. Ngôn ngữ: tiếng Việt.
10. Kinh phí và tài trợ
Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020 sẽ tài trợ chi phí tổ chức Khóa học và hỗ trợ một số chi phí cho học viên tham dự, chi tiết như sau:
- Học phí, học liệu và vật tư phục vụ giảng dạy của Khóa học: miễn phí;
- Hỗ trợ một phần tiền ăn, nước uống, chi phí đi lại, ăn ở tại nhà khách ĐHQGHN tại Ba Vì cho học viên tham dự theo quy định của nhà nước.
11. Nội dung:
- Nền tảng toán học của cơ học lượng tử
- Cơ học lượng tử từ góc nhìn của toán học
- Tính toán lượng tử và các thuật toán lượng tử cơ bản
- Ngôn ngữ lập trình qiskit
- Thực hành lập trình lượng tử và thực hành mô phỏng lượng tử
- Giới thiệu về học máy lượng tử và một vài thuật toán mới.
12. Tài liệu tham khảo
1- Khóa học về tính toán lượng tử của IBM: https://qiskit.org/learn/intro-qc-qh/
2- Isaac Chuang, Michael Nielsen, Quantum Computation and Quantum Information, Cambridge University Press 2000, ISBN: 9781107002173.
3- Wolfgang Scherer, Mathematics of Quantum Computing, Springer 2019, ISBN 978-3-030-12358-1.
13. Liên hệ
- Phụ trách chuyên môn: TS. Nguyễn Quốc Hưng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội – Điện thoại: 091 849 7300 - Email: hungngq@hus.edu.vn
- Thư ký hành chính: Cô Lê Thị Quý, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán - Điện thoại: (024). 3623.1542 - Email: ltquy@viasm.edu.vn