Bài giảng đại chúng: Ứng dụng của Lý thuyết đồ thị trong mật mã và độ tin cậy

Chiều Thứ Sáu 21/02/2020 tại Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, GS. Yvo G. Desmedt (Trường đại học Texas, Dallas và giáo sư danh dự trường University College London) đã  trình bày bài giảng đại chúng  về chủ đề Ứng dụng của Lý thuyết đồ thị trong nghiên cứu mật mã và đánh giá độ tin cậy. Đây là hoạt động khoa học phối hợp giữa Viện nghiên cứu cao cấp về Toán và Viện điện tử viễn thông (School of Electrical Engineering) của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

BGDC22020.jpg

Bài giảng đại chúng đã thu hút trên 50 người đăng ký tham dự, chủ yếu là ở các trường Đại học lớn , Học viện và các doanh nghiệp. 

 BGDC32020.jpg

Trong bài giảng khoảng 1 giờ đồng hồ, Giáo sư Desmedt đã mô hình hoá bài toán xây dựng giao thức MPC như bài toán tô màu đồ thị phẳng (planar graph): trình bày các khái niệm, mô hình hoá kẻ tấn công (adversary structure) và khái quát một số kết quả đã đạt được.

Báo cáo nhằm trình bày cách xây dựng các giao thức tính toán nhiều bên (MPC)  an toàn không điều kiện: Giả sử có n người dùng P1,...,Pn mỗi người có 1 input xi. Cho một hàm n biến f, f: G^n->G, Giao thức cần tính toán f(x1,...,xn) sao cho mỗi user i chỉ biết được xi và giá trị f(x1,...,xn). Khi G là nhóm giao hoán sự an toàn của giao thức này có thể bị ảnh hưởng bởi thuật toán lượng tử hiệu quả. Báo cáo giới thiệu một số giao thức MPC cho nhóm không giao hoán mà ở đó các thuật toán lượng tử vẫn còn chưa hiệu quả. 

GS cũng giới thiệu một số bài toán mở theo hướng này và đặt những câu hỏi mở đầy thách thức về việc sử dụng lý thuyết đồ thị để xây dựng lại nền tảng của Lý thuyết mật mã.