Chuỗi Seminar “Một số vấn đề về thống kê ứng dụng”

Thời gian: 14:00 đến 16:00 ngày 31/03/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 07/04/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 14/04/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 28/04/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 19/05/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 26/05/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 02/06/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 09/06/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 16/06/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 23/06/2021, 14:00 đến 16:00 ngày 30/06/2021,

Địa điểm: C101, VIASM

Báo cáo viên: Đỗ Văn Cường, Ngô Hoàng Long, Đào Thị Thanh Bình, Trịnh Thị Hường, Nguyễn Thị Nhung, Ngô Thị Thanh Nga, Đặng Xuân Cương, Nguyễn Thị Tuyết Mai

 

Thời gian

Giảng viên

Tên bài giảng

Lưu ý

31/03/2021

TS. Đỗ Văn Cường

Hồi quy Bayesian 1

 

7/4/2021

TS. Đỗ Văn Cường

Hồi quy Bayesian 2

 

14/4/2021

PGS.TS. Đào Thị Thanh Bình - Đại học Hà Nội

TS. Đặng Xuân Cương - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Tổng quan về thiết kế nghiên cứu định lượng

 

28/4/2021

TS. Trịnh Thị Hường - Đại học Thương mại

NCS. Nguyễn Thanh Nga - Học viện Ngân hàng

Phân tích nhân tố, Thang đo Likert và một số kiểm định

 

19/5/2021

TS. Nguyễn Thị Nhung - Đại học Thăng Long

PGS. Ngô Hoàng Long - Đại học Sư phạm

TS. Đặng Xuân Cương - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Seminar được tổ chức online trên nền tảng phần mềm Zoom

26/5/2021

TS. Nguyễn Thị Nhung - Đại học Thăng Long

TS. Đặng Xuân Cương - Viện Khoa học Giáo dục VN

TS. Trịnh Thị Hường - Đại học Thương mại

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) và thực hành trên phần mềm R

Seminar được tổ chức online trên nền tảng phần mềm Zoom

2/6/2021

PGS.TS. Đào Thị Thanh Bình - Đại học Hà Nội

Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis)

Seminar được tổ chức online trên nền tảng phần mềm Zoom

9/6/2021

PGS.TS. Đào Thị Thanh Bình - Đại học Hà Nội

TS. Ngô Thị Thanh Nga - Đại học Thăng Long

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và thực hành trên phần mềm R

Seminar được tổ chức online trên nền tảng phần mềm Zoom

16/6/2021

PGS.TS. Đào Thị Thanh Bình - Đại học Hà Nội

Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Seminar được tổ chức online trên nền tảng phần mềm Zoom

23/6/2021

PGS.TS. Đào Thị Thanh Bình - Đại học Hà Nội

TS. Ngô Thị Thanh Nga - Đại học Thăng Long

TS. Đặng Xuân Cương - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và thực hành trên phần mềm R

Seminar được tổ chức online trên nền tảng phần mềm Zoom

30/6/2021

TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai - Đại học Thương mại

PGS. TS. Ngô Hoàng Long - Đại học Sư phạm

Một số phương pháp tính độ tin cậy của thang đo Seminar được tổ chức online trên nền tảng phần mềm Zoom

 

Hồi quy Bayesian  

Tóm tắt: Chúng tôi trình bày cách tiếp cận Bayesian cho mô hình hồi quy tuyến tính. Một luật phân phối tiên nghiệm liên hợp sẽ được đưa ra trong trường hợp đặc biệt. Với các phân phối tiên nghiệm khác, chúng tôi sử dụng phần mềm R để tính toán các ước lượng dựa trên phân phối hậu nghiệm.

 

Tổng quan về thiết kế nghiên cứu định lượng - PGS.TS. Đào Thị Thanh Bình và TS. Đặng Xuân Cương 

Tóm tắt: Seminar giới thiệu về nghiên cứu định lượng trong khoa học xã hội, bao gồm các vấn đề về quy trình thiết kế nghiên cứu định lượng, các loại biến đo lường, các dạng phân tích phổ biến, thang đo Likert, một số kỹ thuật thiết kế phiếu hỏi, độ tin cậy và độ giá trị của thang đo.

 

Một số kiểm định trong nghiên cứu khoa học xã hội - TS. Trịnh Thị Hường và NCS. Nguyễn Thanh Nga

Tóm tắt: Chúng tôi trình bày về một số kiểm định trong nghiên cứu xã hội học. Cơ sở toán và mục đích của kiểm định Bartlett,  kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha được cung cấp. Sau đó, chúng tôi minh họa sử dụng phần mềm R để minh họa quy trình tiến hành các kiểm định trên với số liệu nghiên cứu thực tế.

 

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) - TSNguyễn Thị Nhung TS. Đặng Xuân Cương và PGS. Ngô Hoàng Long

Tóm tắt: Chúng tôi giới thiệu các bước cơ bản khi tiến hành phân tích EFA: Factor extraction, Factor selection, Factor Rotation và Factor scores. Đối với mỗi nhân tố, chúng tôi giới thiệu các phương pháp ước lượng và giải thích ý nghĩa. Gói lệnh EFA trên phần mềm mã nguồn mở R và dữ liệu thực tế được sử dụng để minh họa quá trình phân tích và giải thích ý nghĩa.

 

Mô hình cấu trúc (SEM) - PGS.TS Đào Thị Thanh Bình,  TS. Ngô Thị Thanh Nga và TS. Đặng Xuân Cương

Tóm tắt: Mô hình cấu trúc SEM là mô hình có những kỹ thuật phức hợp và linh hoạt  được sử dụng để phân tích mối quan hệ nhân quả, quan hệ tiềm ẩn. Trong phần này, chúng tôi giới thiệu về các khái niệm của mô hinh SEM như biến quan sát, biến tiềm ẩn, tính xác định của mô hình (tường minh hay ẩn). Chúng tôi cũng giới thiệu các dạng mô hình chủ yếu khi phân tích SEM: mô hình đo lường, mô hình cấu trúc, mô hình xác lập, mô hình không xác lập, mô hình bão hòa, mô hình độc lập. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra các kiểm định để Kiểm tra độ tin cậy của thang đo, Mức độ phù hợp của tổng thể mô hình. Chúng tôi sử dụng dữ liệu và gói lệnh SEM trong R để minh họa các phần phân tích SEM.

Một số phương pháp tính độ tin cậy của thang đo - TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai và PGS. TS. Ngô Hoàng Long

Tóm tắt: Chúng tôi trình bày tổng quan về các phương pháp tính độ tin cậy của thang đo. Bên cạnh độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha đã được giới thiệu, chúng tôi trình bày về các độ đo khác như: độ đo Omega và phương pháp tách đôi (split-half). Quá trình tính các thang đo này được minh họa trên số liệu thực với phần mềm R.