Winter School on Post-quantum Cryptography: Lattice Cryptography

Thời gian: 09:00:25/12/2018 đến 12:00:29/12/2018

Địa điểm: Tầng 7, Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Số 1, Đại Cồ Việt, Hà Nội/

Ban tổ chức: Lê Minh Hà (VIASM); Dương Hoàng Dũng (University of Wollongong, Australia)

Cơ quan tổ chức và tài trợ: VIASM 

Báo cáo mời: Prof. Phong Q. Nguyen. (Inria and CNRS/JFLI/Univ. of Tokyo

Đăng ký tham dự: VIASM cordially invites all interested colleagues, Master & PhD students to participate the school. There will be no conference fee. For online registration, please go to: http://viasm.edu.vn/hdkh/crypto2018?userkey=dang-ky-tham-du

Hạn đăng ký: December 17, 2018

Ngôn ngữ chính trong workshop:  English 

Chương trình: 

The lectures will start from 9:00 to 12:00 including 30 minutes break in between.

Bài viết giới thiệu về khóa học của GS. Phan Dương Hiệu:

Mật mã - Học máy và chuỗi bài giảng về Lattice Cryptography của anh Phong Nguyễn tại VIASM (25/12-29/12).
http://viasm.edu.vn/hdkh/crypto2018?userkey=chuong-trinh

Mật mã và Học máy có liên hệ mật thiết từ lâu. Nôm na, ta có thể hình dung kẻ tấn công một sơ đồ mật mã như một thuật toán học: nó quan sát cơ sở dữ liệu (các bản mã) rồi cố gắng "học" thông tin ẩn, bí mật từ đó để khi có bản mã mới thì có thể giải. Một sơ đồ mã hoá tốt, không để lộ thông tin có thể dẫn tới chứng minh một mô hình là không học được, vì kẻ tấn công có cả đống dữ liệu mà chả tìm được gì có nghĩa. Đó cũng là ý tưởng trong nhiều chứng minh nổi tiếng về những mô hình PAC khó học được ở thập niên 80-90 (ví dụ https://www.cis.upenn.edu/~mkearns/papers/crypto.pdf).

Như vậy, mã hoá tốt dẫn đến những mô hình không học được.
Quay ngược trở lại vấn đề, nếu có mô hình khó học được, thì có dẫn đến những sơ đồ mã hoá tốt hay không? Câu trả lời khẳng định đã dẫn đến những sơ đồ mã hoá trên cả tuyệt vời, có thể an toàn chống lại cả máy lượng tử. Bài toán nổi tiếng Learning with Errors (LWE, tổng quát hoá của bài toán LPN http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download…) được giả thiết là khó và là cơ sở cho rất nhiều thuật toán mã hoá hiện nay (https://cims.nyu.edu/~regev/papers/lwesurvey.pdf). Trực quan của bài toán này rất đơn giản: ta có một tập n số bí mật, mỗi lần "học" ta cho một tổ hợp tuyến tính của n số bí mật này. Như thế thì thông thường chỉ cần sau n lần học là biết hết bí mật (giải hệ phương trình tuyến tính đơn giản). Thế nhưng nếu mỗi lần ta cho thêm nhiễu (error) vào tổ hợp tuyến tính đó, làm người học chỉ có một phương trình xấp xỉ đúng, thì dù có rất nhiều lần học cũng không tìm ra bí mật. Độ khó học của bài toán này được quy về những bài toán trên lý thuyết dàn (Lattice), nơi có những kết quả rất quan trong trong việc quy dẫn độ phức tạp trung bình về độ phức tạp trong trường hợp tệ nhất. Lattice Cryptography (https://web.eecs.umich.edu/~cpeikert/pubs/lattice-survey.pdf là một nhánh mật mã dựa trên lý thuyết dàn và là nhánh lớn nhất khi nghiên cứu mật mã hậu lượng tử - nơi giả thuyết có máy lượng tử (https://web.eecs.umich.edu/~cpeikert/pubs/lattice-survey.pdf).

Bài giảng của anh Phong Nguyễn về Lattice Cryptography đặc biệt thú vị bởi anh chính là một chuyên gia đầu ngành thế giới trong lĩnh vực này. Phong và Regev từng phá vỡ sơ đồ chữ ký dựa trên lý thuyết dàn nổi tiếng của Goldreich-Goldwasser-Halevi và sơ đồ NTRUSign (giành giải best paper award ở hội nghị Eurocrypt 2006, ftp://ftp.di.ens.fr/pub/users/pnguyen/FullLEARNING.pdf). Luận án tiến sỹ của Phong ở ENS cũng đưa Phong giành giải Cor Baayen cho tài năng trẻ triển vọng nhất châu Âu trong lĩnh vực Tin học và Toán ứng dụng năm 2001. Phong cũng rất gắn bó với Việt nam. Năm 2006, bốn tên gồm Phong, anh Nguyen Quoc Khanh (nhạc trưởng tổ chức), anh Lan Duy Nguyen và mình thiết kế tổ chức hội nghị mật mã quốc tế đầu tiên tại Việt Nam - Vietcrypt. Hội nghị đó gây uy tín mạnh với những nhà khoa học quốc tế và là tiền đề để Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức ASIACRYPT 2016.

Hạn đăng ký chính thức cho khoá học tuy đã hết, nhưng nếu có bạn nào thực sự mong muốn tham gia và dự định đi học nghiêm túc tất cả các buổi thì sẽ có ngoại lệ để được đăng ký tham gia khoá học rất thú vị do anh Lê Minh Hà, bạn Dung Duong, và VIASM tổ chức.

Tiếp sau bài giảng của Phong, vào tháng 3 bạn Nguyen Ta Toan Khoa (NTU Singapore) sẽ có chuỗi bải giảng thú vị tiếp tục hướng Lattice Cryptography tại VIASM. Khoa đang đạt phong độ rất cao trong hướng nghiên cứu thú vị này.

Sau đó, trong dòng mật mã hậu lượng tử sẽ còn một khoá học rất hay vào cuối tháng 4 cũng tại VIASM của Christophe Petit về Isogeny-based Cryptography. Christophe Petit là chuyên gia đầu ngành thế giới trong nhánh nghiên cứu này.

(Nguồn: https://www.facebook.com/rongchoi/posts/10216058234545466)