Giảng viên

1. GS.TSKH. Ngô Bảo Châu, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

ResizeImage.jpg

  • Đại học: 1997 ĐH Paris 6, Ecole Normale Superieure và ĐH Paris-Sud, Pháp
  • Tiến sĩ:  1997, ĐH Paris-Sud, Pháp
  • Tiến sĩ khoa học: 2003, ĐH Paris-Sud, Giáo sư ĐH Paris-Sud từ năm 2004 (tạm dừng)
  • Giáo sư mời Viện NCCCC Princeton (IAS), 2007-2010
  • Giáo sư đặc biệt Francis và Rose Yuen về Toán, ĐH Chicago từ năm 2010
  • Giám đốc Khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán từ tháng 3 năm 2011
  • Các lĩnh vực quan tâm: Hình học đại số, Lý thuyết nhóm, Biễu diễn automorphic


GIẢI THƯỞNG/ VINH DANH

  • Giải thưởng Clay năm 2004
  • Giáo sư Việt Nam năm 2005
  • Báo cáo mời tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid năm 2006
  • Giải thưởng Sophie Germain của Viện Hàn lâm khoa học Paris năm 2007
  • Giải thưởng Oberwolfach năm 2007
  • Báo cáo mời toàn thể tại Đại hội Toán học thế giới tại Hyderabad năm 2010
  • Giải thưởng Fields năm 2010
  • Tiến sĩ danh dự ĐH Quốc gia Hà Nội, Việt Nam năm 2010
  • Viện sĩ Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ năm 2012

2. GS.TS. Cung Thế Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

CTAnh.jpg

GS.TS Cung Thế Anh hiện là Giảng viên cao cấp, Trưởng Bộ môn Giải tích, Khoa Toán-Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Lĩnh vực nghiên cứu chính của GS là Phương trình đạo hàm riêng và Hệ động lực. Là Trưởng nhóm nghiên cứu “Phương trình vi phân và Hệ động lực” của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đã hướng dẫn thành công 20 NCS và công bố hơn 100 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế.

Là Đồng chủ biên bộ SGK Toán THPT và SGK Toán 8, 9 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Đã làm posdoct và visiting professor tại một số trường đại học nước ngoài như Đại học Paris-Sud (Cộng hoà Pháp), Đại học Tổng hợp Gottingen (Cộng hoà Liên bang Đức), Đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc).

3. PGS.TS. Trần Vũ Khanh, Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG TP Hồ Chí Minh

Tran-Vu-Khanh.jpg

PGS. TS. Trần Vũ Khanh là giảng viên của Bộ môn Toán, Trường Đại học Quốc Tế, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Anh nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Padova (Ý) năm 2010, anh được Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn Phó Giáo sư năm 2019. Anh có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và giảng dạy tại Ý, Úc, Singapore. Hướng nghiên cứu chính mà PGS. Khanh đang quan tâm là: Giải tích phức, phương trình đạo hàm riêng, toán tài chính và học máy.

4. PGS.TS. Nguyễn Duy Tân, Đại học Bách khoa Hà Nội

IMG_9771-1-.JPG

Tốt nghiệp cử nhân năm 2003, tại ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ĐHQGHN (học Hệ đào tạo Cử nhân Khoa học tài năng khóa 3).

Tốt nghiệp tiến sĩ năm 2008, tại ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ĐHQGHN.

Nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) tại ĐH Duisburg-Essen, CHLB Đức (từ 04/2009 đến 03/2011) và tại ĐH Western, Canada (từ 09/2012 đến 01/2015).

Được công nhận phó giáo sư năm 2019.

Từ năm 08/2003 đến 11/2020, công tác tại Viện Toán học, Viện HLKHCN VN.

Từ năm 12/2020 đến nay, là giảng viên tại Khoa Toán-Tin, ĐH Bách Khoa Hà Nội.

Lĩnh vực quan tâm: Đại số và Lý thuyết số

Thành tích, giải thưởng:

  • Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp đại học 2003
  • Giải thưởng Khoa học Viện Toán học 2017
  • Báo cáo mời toàn thể tại Đại hội Toán học toàn quốc 2023

5. PGS.TS. Nguyễn Chí Thành, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

Picture1.png

PGS.TS. Nguyễn Chí Thanh là giảng viên chuyên ngành Giáo dục Toán học tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội nơi ông đang giữ chức vụ Trưởng khoa Sư phạm từ năm 2018. TS. Thành có nền tảng học thuật cơ bản về lĩnh vực Giáo dục học Toán học, đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ và Luận án Tiến sĩ về Didactic Toán học tại Đại học Grenoble III, cộng hoà Pháp (2001-2005). Ông cũng đã hoàn thành chương trình sau tiến sĩ tại Đại học Paris VII, Pháp năm 2009 và từng là giáo sư thỉnh giảng tại một số đại học như Đại học Hiroshima ở Nhật Bản (2013), Đại học Dalarna ở Thụy Điển (2007), Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2008).

TS. Thành bắt đầu sự nghiệp giáo dục với vai trò giáo viên dạy toán (bằng tiếng Việt và tiếng Pháp) cho một số trường phổ thông ở Hà Nội từ năm 1991 đến 2001 như trường khối chuyên Vật lí (trường ĐHKHTN, ĐHQGHN), trường PT Chuyên ngữ (trường ĐHNN, ĐHQGHN); trường THPT Chu Văn An, trường chuyên Hà Nội - Amxterdam. TS. Thành cũng từng là cố vấn và hiệu trưởng một số trường tư thục từ năm 2013 đến 2018. Lĩnh vực nghiên cứu của ông tập trung vào Didactic Toán và Giáo dục Toán học, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán, Phát triển chuyên môn giáo viên, Giáo dục STEM trong Toán học và Dạy học Toán bằng tiếng Anh. Từ năm 2010 đến nay ông đã tham gia với tư cách chuyên gia cho nhiều Dự án bồi dưỡng giáo viên và Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế PISA của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. TS. Phan Thị Thu Hồng, Trường Đại học FPT

z6789064865960_9df618b41fbb9fbf541102339796e944.jpg

Tiến sĩ Phan Thị Thu Hồng là Trưởng Bộ môn Trí tuệ Nhân tạo tại Trường Đại học FPT từ tháng 11 năm 2022.

Cô nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Tự động hóa, Khoa học Máy tính, Xử lý Ảnh và Xử lý Tín hiệu từ Đại học Littoral, Calais, Pháp, vào tháng 10 năm 2018.

Trước đó, Cô đã lấy bằng Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ Thông tin và Web (TIWe) từ Đại học Lyon 1, Pháp, vào tháng 6 năm 2010, và bằng Cử nhân chuyên ngành Toán ứng dụng và Tin học từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam, vào tháng 6 năm 2004.

Lĩnh vực nghiên cứu của TS. Phan Thị Thu Hồng bao gồm: Xử lý và dự báo chuỗi thời gian, Thị giác máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Khai phá dữ liệu, Ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề trong nông nghiệp.

7. TS. Phạm Anh Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

z5988396381217_e73222104e8359db28440af6136d5bfc.jpg

Tốt nghiệp khoa Toán – Tin của Đại học Sư phạm Hà Nội (2009) - Tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đại học Genève, Thụy Sĩ với học bổng toàn phần Master Excellent Fellowship (2013) - Hoàn thành luận án Tiến sĩ tại Đại học Genève, Thụy Sĩ với học bổng của Swiss National Fund (2017) - Nhận giải thưởng công trình toán học của VIASM (2020) - Là tác giả SGK Toán 11, Chuyên đề học tập Toán 11, SGK Toán 12 – Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống, NXB Giáo dục - Hướng nghiên cứu chính: một số mô hình vật lý và lý thuyết đồ thị trên đa tạp chiều thấp

8. TS. Tô Đức Khánh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

profile.jpg

TS. Tô Đức Khánh là giảng viên của Bộ môn Xác suất – Thống kê, Khoa Toán – Tin học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Anh nhận bằng Tiến sĩ ngành Khoa học Thống kê tại Đại học Padova, Ý, năm 2017. Anh có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và giảng dạy tại Khoa Khoa học Thống kê, Đại học Padova, Ý. Hướng nghiên cứu chính mà TS. Khánh đang quan tâm là phương pháp Thống kê cho dữ liệu y-sinh, cụ thể là các phương pháp đánh giá độ chính xác của xét nghiệm chẩn đoán y khoa khi dữ liệu có cấu trúc phức tạp (khuyết dữ liệu, đa nhóm tình trạng bệnh, kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng bởi các hiệp biến/đặc tính của bệnh nhân). Ngoài ra, TS. Khánh cũng quan tâm tới nghiên cứu các phương pháp thồng kê cho khoa học dữ liệu.

9. TS. Nguyễn Lương Vương, Trường Đại học FPT

z6782566941072_cd705531286d58f546850fe01e93ab97.jpg

Nguyễn Lương Vương là Giảng viên và Nghiên cứu viên tại Khoa Trí tuệ Nhân tạo, Đại học FPT, Đà Nẵng, Việt Nam, từ tháng 10 năm 2022. Anh cũng là Giáo sư Thỉnh giảng tại Khoa Trí tuệ Nhân tạo, Đại học Công giáo Hàn Quốc, Bucheon, Hàn Quốc, từ tháng 11 năm 2022.

Anh nhận bằng Tiến sĩ ngành Khoa học và Kỹ thuật Máy tính từ Đại học Chung-Ang, Seoul, Hàn Quốc, vào năm 2022. Anh nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Máy tính từ Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Việt Nam, vào tháng 4 năm 2013; và nhận bằng Cử nhân chuyên ngành Toán học từ Đại học Đà Nẵng, Việt Nam, vào tháng 7 năm 2009.

Lĩnh vực nghiên cứu: kỹ thuật tri thức trong khoa học dữ liệu bằng cách sử dụng khai phá dữ liệu, học máy, trí tuệ môi trường và suy luận logic.

10. TS. Trần Văn Hưng, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

z6793876417906_33e7d808f0c55c1af0cc186ba33f99dc.jpg