Báo cáo mời

1. GS. Phùng Hồ Hải

AM2021-PHHai.jpg

GS. Phùng Hồ Hải sinh năm 1970, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Lomonosov Moscow (Nga) năm 1992, bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Ludwig-Maximilian Munich (Đức) năm 1996 và luận án Tiến sĩ khoa học tại Đại học Duisburg-Essen (Đức) năm 2005.

GS. Phùng Hồ Hải nhận Giải thưởng Viện Toán học năm 2003, giải thưởng Baedeker dành cho luận án Tiến sĩ khoa học xuất sắc nhất năm 2005 của Đại học Duisburg-Essen, giải thưởng Von Kaven của Quỹ DFG (Đức) năm 2006, Học bổng Heisenberg các năm 2005-2010, được Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba (TWAS) bầu làm Thành viên trẻ, đại diện cho khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2009-2013.”

2. GS. Phan Thành Nam

AM2021-PTNam.jpg

GS. Phan Thành Nam tốt nghiệp cử nhân Toán-Tin học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG TPHCM năm 2007. Năm 2011, anh nhận bằng Tiến sĩ Toán tại trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch và hiện là Giáo sư tại khoa Toán trường Đại học LMU Munich, CHLB Đức. Hướng nghiên cứu chính của GS. Nam là giải tích và vật lý toán. 

Năm 2018, GS. Nam được trao giải thưởng nhà khoa học trẻ bởi Hội quốc tế về vật lý lý thuyết và ứng dụng (IUPAP) nhờ những nghiên cứu xuất sắc trong vật lý toán. Năm 2020, GS. Nam nhận giải thưởng EMS của Hội Toán học Châu Âu, một trong những giải thưởng rất uy tín được trao 4 năm một lần cho những nhà toán học tài năng không quá 35 tuổi.

Website: https://www.mathematik.uni-muenchen.de/~nam/

3. GS. Đàm Thanh Sơn

AM2021-DTSon.jpg

GS. Đàm Thanh Sơn nhận bằng Thạc sĩ Vật lý tại ĐH Moscow vào năm 1991, bằng Tiến sĩ Vật lý tại Viện Nghiên cứu hạt nhân của Moscow vào năm 1995. Sau đó Giáo sư làm việc tại ĐH Washington, Học viện Công nghệ Massachusetts và ĐH Columbia. Hiện nay, GS. Đàm Thanh Sơn đang giảng dạy tại ĐH Chicago, Hoa Kỳ.

Ông là nhà vật lý lý thuyết đầu tiên sử dụng các hiểu biết vật lý của đối ngẫu trường chuẩn/hấp dẫn (gauge/gravity duality) để nghiên cứu các vấn đề tương tác trong các hệ đa thể, từ pha của nhiệt độ cực thấp là các hạt nguyên tử bị bẫy đông lạnh (cold trapped atom) đến pha của nhiệt độ cực cao là plasma của các hạt quark-gluon.

Năm 2014, Giáo sư được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Hoa Kỳ (American Academy of Arts & Sciences) và viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Sciences).

Năm 2018, GS. Đàm Thanh Sơn nhận huy chương Dirac - giải thưởng danh giá nhất về vật lý lý thuyết thế giới của Trung tâm quốc tế về Vật lý Lý thuyết ICTP trao tặng.

4. GS. Ngô Việt Trung

nvtrung1.jpg

GS. Ngô Việt Trung lấy bằng tiến sĩ năm 1978 và tiến sĩ khoa học năm 1983 tại Đại học Martin-Luther Halle-Wittenberg (Đức). Ông là cán bộ Viện Toán học từ năm 1978, làm Viện trưởng từ 2007 tới 2013.

Giáo sư Ngô Việt Trung được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ 3 (TWAS) năm 2000.  Năm 2017 ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về khoa học và công nghệ (cùng với GS Nguyễn Tự Cường và GS Lê Tuấn Hoa) về cụm công trình "Các bất biến và cấu trúc của vành địa phương vành phân bậc

5. GS. Vũ Hà Văn

AM2021-VHVan.jpg

GS. Vũ Hà Văn tốt nghiệp cử nhân toán học Đại học Eötvös Loránd (Hungary) và nhận bằng tiến sĩ toán học tại Đại học Yale (Hoa Kỳ) dưới sự hướng dẫn của Laszlo Lovasz. Ông hiện đang là giáo sư toán Percey Smith tại Yale (Percey Smith Chair in Mathematics). 

Năm 2008, GS Văn đoạt giải Pólya (SIAM) của Hiệp hội toán ứng dụng và Toán trong công nghiệp (SIAM) dành cho công trình nghiên cứu về tập trung độ đo. Năm 2012,  ông tiếp tục nhận giải thưởng Fulkerson của Hội toán học Mỹ (cùng với J. Kahn và A. Johansson) về lời giải cho bài toán Shamir trong lý thuyết đồ thị. Cùng năm, GS. Vũ Hà Văn trở thành thành viên danh dự của hội toán học Mỹ. GS. Vũ Hà Văn được mời báo cáo tại Đại hội toán học thế giới (Seoul, 2014), và Đại hội thống kê thế giới (Istanbul, 2012). Năm 2020, ông được Hiệp hội toán thống kế thế giới bầu làm hội viên danh dự. 

Từ năm 2018, ông đảm nhiệm vai trò giám đốc khoa học của Viên Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBigdata) và  Quỹ đổi mới sáng tạo (VINIF) của tập đoàn Vingroup