Diễn đàn Heidelberg của những người được Giải thưởng

LIÊN ĐOÀN TOÁN HỌC THẾ GIỚI (IMU)


Ingrid Daubechies, Chủ tịch

Martin Grotschel, Tổng thư kí

Ngày 22 tháng 6 năm 2012

Thông cáo báo chí


Diễn đàn Heidelberg của những người được giải.

 

Những người đoạt các giải thưởng danh giá: Abel, Fields và Turing sẽ gặp các  nhà khoa học trẻ đầy hoài bão. Đó là nội dung của Diễn đàn được thành lập bởi Quỹ Klaus Tschira.


Quỹ Klaus Tschira sẽ thành lập Diễn đàn Heidelberg của những người được giải, dưới hình thức một hội nghị thường niên, để những nhà khoa học đạt các giải thưởng cao quý của ngành Toán (Abel và Fields) và Khoa học máy tính (Turing) gặp gỡ với những nhà nghiên cứu trẻ tài năng. Diễn đàn này được đề xướng bởi Học viện Nghiên cứu lý thuyết Heidelberg (HITS), một viện nghiên cứu  của Quỹ Klaus Tschira ở Đức nhằm thúc đẩy các ngành Khoa học tự nhiên, Toán học và Khoa học máy tính. Diễn đàn Heidelberg của những người dược giải (gọi tắt Diễn đàn Heidelberg) được xây dựng theo mô hình Hội nghị thường niên của Các cuộc hội nghộ thường niên Lindau của những người được giải thưởng  Nobel Laureate -  tiến hành  hơn 60 năm qua với mục đích tìm kiếm những ý tưởng mới. Klaus Tschira, người sáng lập và đồng quản lý Quỹ nói: “Gặp gỡ với các nhà khoa học hàng đầu của Toán học và Khoa học máy tính sẽ truyền cảm hứng và tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho các nhà khoa học trẻ tuổi.”


Thỏa thuận hợp tác về Diễn đàn Heidelberg giữa những người tổ chức và accs tổ chức trao giải  (Viện Hàn lâm Khoa học và Văn học Nauy, Liên đoàn Toán học thế giới và Hiệp hội Máy tính ) đã được ký kết vào ngày 22 tháng 5 năm 2012 tại Oslo nhân kỷ niệm 10 năm giải thưởng Abel.


Việc nghiên cứu trong tất cả các ngành đều cần đến các phương pháp toán học và công cụ máy tính, và thành quả của chúng được ghi nhận trong mọi khía cạnh cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Toán học và Khoa học Máy tính là nền tảng không thể thiếu của thế giới công nghệ. Giải thưởng Turing từ lâu đã được ghi nhận là giải thưởng khoa học cao quý nhất thế giới cho ngành Khoa học Máy tính, cũng như giải thưởng Abel và Fields đối với ngành Toán. Tuy nhiên, trong khi các nhà nghiên cứu trẻ của ngành Vật lý, Hóa học, Dược, và Kinh tế có cơ hội giao lưu gần gũi với những người đoạt giải Nobel tại Lindau hàng năm thì giới nghiên cứu trẻ của Toán học và Khoa học Máy tính lại chưa có những cơ hội như vậy.


Bắt đầu từ tháng 9/2013, Diễn đàn Heidelberg sẽ tạo cơ hội để những người đoạt giải thưởng Abel, Fields và Turing có thể gặp gỡ những nhà khoa học trẻ từ khắp nơi trên thế giới. Cuộc gặp mặt sẽ được tổ chức tại thành phố Heidelberg, nơi có viện nghiên cứu của Quỹ Klaus Tschira là  Học viện Nghiên cứu lý thuyết Heidelberg (HITS). Diễn đàn được tổ chức với sự cộng tác của Hiệp hội máy tính (ACM; Giải thưởng Turing), Liên đoàn Toán học thế giới (Giải thưởng Fields) và Viện Hàn lâm Khoa học và Văn học Nauy (Giải thưởng Abel). Cuộc gặp đầu tiên của Diễn đàn Heidelberg sẽ diễn ra  trong các ngày 23-27 tháng 9 năm 2013.


Đại diện cho Liên đoàn Toán học thế giới, Chủ tịch Ingrid Daubechies, thể hiện sự vui mừng trước sáng kiến của Quỹ Klaus Tschira, và hi vọng diễn đàn mới này sẽ góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy nhiệt huyết toán học cho thế hệ sau.Việc gặp gỡ những người “anh hùng khoa học” đối với các nhà nghiên cứu mới vào nghề là điều rất quan trọng bởi nó có thể cho họ thấy những những nhà khoa học lẫy lừng này không phải là những thần tượng không thể vươn tới được. Chẳng hạn như Toán học, cùng với tất cả những gì trừu tượng của nó, vẫn được chinh phục bởi con người, trong đó mọi khía cạnh của sự trao đổi giữa người với người cũng đóng một phần quan trọng. Chúng ta cần thu hút và giữ vững tinh thần nghiên cứu toán học ở những trí tuệ trẻ sáng lạn có ham muốn làm việc và tích cực đẩy mạnh sự phát triển của ngành Toán học.


Quỹ Klaus Tschira Stiftung là một quỹ của Đức thúc đẩy Khoa học tự nhiên, Toán học và Khoa học máy tính. Học viện Nghiên cứu lý thuyết Heidelberg là một viện nghiên cứu của Quỹ.


Bắt đầu từ năm 2003, Viện Hàn lâm Khoa học và Văn học Nauy trao Giải thường Abel hàng năm cho các nghiên cứu khoa học xuất sắc của ngành Toán. Giải thưởng trị giái 800,000 Euro. Thành lập năm 1857, Viện Hàn lâm Khoa học và Văn học Nauy là một cơ quan phi chính phủ, liên quốc gia và liên ngành quan tâm tới tất cả các lĩnh vực kiến thức. Viện có 895 thành viên, trong và ngoài Nauy.


Liên đoàn Toán học thế giới bao gồm hơn 70 quốc gia thành viên. Liên đoàn thúc đẩy hợp tác quốc tế về Toán học, tổ chức các Đại hội Toán học thế giới, khuyến khích và ủng hộ các hoạt động Toán học trên khắp thế giới nhằm đóng góp vào sự phát triển của Toán học ở bất kỳ phương diện nào: toán học đơn thuần, toán học ứng dụng hay giáo dục Toán học.


Hiệp hội Máy tính là cộng đồng giáo dục và khoa học về máy tính lớn nhất thế giới, quy tụ các nhà giáo dục, nghiên cứu và chuyên gia về máy tính để truyền cảm hứng vào các cuộc đối thoại, chia sẻ các nguồn nghiên cứu và những thách thức trong ngành.


Để biết thêm thông tin về sự kiện quan trọng này, vui lòng xem thêm các tin tức liên quan tại website:
http://www.mathunion.org/general/news


và các thông cáo báo chí đính kèm


 

Xin vui lòng thông báo những thông tin này đến cộng đồng của bạn

 

Thân mến,

 

Martin Grotschel

Tổng thư kí Liên đoàn Toán học thế giới