Trong hai ngày 06-07/10/2022 Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Viện NCCCT) đã phối hợp với Câu lạc bộ Nhà khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội (VSL) tổ chức Diễn đàn “Công nghệ tài chính - Xu hướng thế giới và thực tiễn Việt Nam- Vietnam Fintech Forum”.
Trong hai ngày 06-07/10/2022 Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Viện NCCCT) đã phối hợp với Câu lạc bộ Nhà khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội (VSL) tổ chức Diễn đàn “Công nghệ tài chính - Xu hướng thế giới và thực tiễn Việt Nam- Vietnam Fintech Forum”.
Diễn đàn là sự kiện khởi đầu cho chuỗi gặp gỡ thường niên về Công nghệ tài chính giữa các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức tài chính và các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài nước trong lĩnh vực liên ngành giữa toán ứng dụng, công nghệ thông tin và tài chính, quản trị rủi ro, từ đó, thúc đẩy các nghiên cứu và hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp.
Tham dự khai mạc Diễn đàn về phía Viện NCCCT có PGS. Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành, TS. Trịnh Thị Thúy Giang, Phó Giám đốc, GS. Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học Dữ liệu, GS. Đức (David) Trần, Giám đốc Chương trình Blockchain; Về phía Câu lạc bộ Nhà khoa học, ĐHQGHN có PGS. Đào Thanh Trường, Trưởng ban điều hành VSL; PGS. Trần Thị Thanh Tú, Phó Chủ tịch VSL cùng với gần 300 đại biểu tham dự trực tiếp vừa trực tuyến đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu và đặc biệt có sự tham dự đông đảo của các đại biểu đến từ các ngân hàng, doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ tài chính trên toàn quốc.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, PGS. Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành Viện NCCCT khẳng định sự cần thiết tổ chức các diễn đàn trao đổi liên ngành giữa các chuyên gia đến từ các trường đại học và doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các doanh nghiệp để cùng nhau thúc đẩy sự hợp tác và phát triển lĩnh vực fintech. Đó cũng là một trong những mục tiêu phát triển toán ứng dụng và ứng dụng của Toán học của Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Đại diện cho Câu lạc bộ Nhà khoa học, ĐHQG Hà Nội PGS. Đào Thanh Trường cho biết, không nằm ngoài guồng quay phát triển của Fintech toàn cầu, làn sóng Fintech ở Việt Nam cũng nhanh chóng lan rộng và phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Có thể khẳng định, Fintech đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo các chủ thể, các bên liên quan. Cũng theo PGS. Đào Thanh Trường, Đại học Quốc gia Hà Nội có thể cùng Viện nghiên cứu cao cấp về Toán kết nối một cộng đồng lớn quan tâm đến công nghệ tài chính, không chỉ thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu về Fintech mà còn góp phần vào quá trình hoạch định các chính sách, tư vấn chính sách để thực sự thúc đẩy thị trường Fintech đầy tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới……
PGS. Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành Viện NCCCT phát biểu khai mạc Diễn đàn
PGS. Đào Thanh Trường, Trưởng ban điều hành VSL
Ban Chương trình của Diễn đàn gồm 05 thành viên phụ trách bởi PGS. Trần Thị Thanh Tú, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS. Đào Thị Thanh Bình, Trường Đại học Hà Nội. Diễn đàn bao gồm 16 báo cáo chia thành năm phiên toàn thể và năm phiên song song được trình bày bởi các Giáo sư, Giảng viên có chuyên môn và uy tín và Lãnh đạo các doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế. Các báo cáo toàn thể có tính chất tổng quan về tình hình nghiên cứu, ứng dụng, và xây dựng chính sách trong lĩnh vực công nghệ tài chính ở Việt Nam và trên thế giới, năm phiên song song gồm các báo cáo chuyên sâu về các chủ đề ứng dụng Toán và khoa học dữ liệu trong các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và quản trị rủi ro.
PGS. Lê Minh Hà Giám đốc điều hành Viện NCCCT tặng hoa đơn vị phối hợp tổ chức và Ban chương trình
Mở đầu phiên toàn thể là trình bày của GS. Đức (David) Trần, Đại học Massachusetts, Boston, Hoa Kỳ (Giám đốc Chương trình Blockchain của Viện NCCCT) giới thiệu về công nghệ khối chuỗi và ứng dụng của công nghệ khối chuối với các sản phẩm tài chính sáng tạo đang dần chiếm lĩnh vốn bị thống trị bởi tài chính truyền thống và thảo luận về công nghệ tài chính trong tương lai do GS. Hồ Tú Bảo chủ trì. Các phiên toàn thể tiếp theo của PGS. Trần Thị Thanh Tú, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Nhà Khoa học, ĐHQGHN trình bày về xu hướng nghiên cứu Fintech trên thế giới, những chủ đề đang được tập trung nghiên cứu, những mảng nghiên cứu còn hạn chế và những xu hướng nghiên cứu trong tương lai; GS. Gilles Chemla, Imperial College London, Vương Quốc Anh trình bày về tiềm năng và cơ hội đầu tư trong tài chi phi tập trung (hay tài chính mở); TS. Lê Đức Phong, Ngân hàng Canada đề cập đến một vài dự án ứng dụng công nghệ khối chuỗi trong việc xây dựng tiền điện tử ngân hàng trung ương cùng với đó là một vài thách thức trong việc phát triển các ứng dụng công nghệ tài chính dựa trên công nghệ khối chuỗi; và phiên toàn thể thứ năm là trình bày của GS. Hongjoo Jung, Giám đốc Viện nghiên cứu bảo hiểm, Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc về các sáng kiến khi ứng dụng Công nghệ tài chính trong việc tạo ra các sản phẩm bảo hiểm mới tại Hàn Quốc.
GS. Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu, Viện NCCCT điều hành phiên toàn thể 01
GS. Đức (David) Trần, Đại học Massachusetts, Boston, Hoa Kỳ trình bày phiên toàn thể 01
PGS. Trần Thị Thanh Tú, Phó Chủ tịch VSL trình bày phiên toàn thể 02
GS. Gilles Chemla, Imperial College London, Vương Quốc Anh báo cáo trực tuyến phiên toàn thể 03
TS. Lê Đức Phong, The Bank of Canada báo cáo trực tuyến phiên toàn thể 04
GS. Hongjoo Jung, Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc báo cáo trực tuyến phiên toàn thể 05
Các phiên song song bao gồm rất nhiều nội dung chuyên môn sâu đã được triển khai trong thực tiễn như:
- Các khía cạnh chính khác của Trí tuệ nhân tạo trong Tài chính, tập trung vào các vấn đề dữ liệu liên quan đến các khía cạnh xanh và an ninh: Trịnh Anh Tuấn, EIT Digital, Hungary;
- Quyền tài sản nằm trên Blockchain, Tài chính mã hòa và Internet thế hệ Web3: Nguyễn Thanh Bình, Đại học RMIT;
- Phân tích dữ liệu theo kinh doanh và vai trò của Công nghệ tài chính: TS. Lương Thái Bảo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
- Nghiên cứu và ứng dụng Fintech trên thế giới: TS. Thắng Nguyễn, Đại học Coventry, Vương Quốc Anh;
- Ứng dụng Fintech trong đào tạo tài chính ngân hàng tại Việt Nam: TS. Đinh Thị Thanh Vân, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Ứng dụng Fintech trong các dịch vụ Tài chính ngân hàng: Bà Nguyễn Thùy Linh, Phó Giám đốc khối ngân hàng số MBBank;
- An toàn tài chính vĩ mô trong bối cảnh chuyển đổi số ngân hàng: Bà Nguyễn Thị Vinh, Phó Trưởng phòng, Vụ Ổn định tiền tệ - Tài chính, Ngân hàng Nhà nước;
- Xu hướng mới trong Toán tài chính: TS. Nguyễn Thịnh, Ngân hàng TMCP Vietcombank;
- Chuyển đổi số trong công nghiệp tài chính: Ông Nghiêm Xuân Huy, CEO Finhay;
- Máy tính lượng tử: GS. Thomas Ankenbrand, Đại học Lucerne, Thuỵ Sĩ;
- Thực tiễn ứng dụng Fintech tại Việt Nam: Ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó Tổng Giám đốc VNPAY.
Mở đầu phiên toàn thể là trình bày của GS. Đức (David) Trần, Đại học Massachusetts, Boston, Hoa Kỳ (Giám đốc Chương trình Blockchain của Viện NCCCT) giới thiệu về công nghệ khối chuỗi và ứng dụng của công nghệ khối chuối với các sản phẩm tài chính sáng tạo đang dần chiếm lĩnh vốn bị thống trị bởi tài chính truyền thống và thảo luận về công nghệ tài chính trong tương lai do GS. Hồ Tú Bảo chủ trì. Các phiên toàn thể tiếp theo của PGS. Trần Thị Thanh Tú, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Nhà Khoa học, ĐHQGHN trình bày về xu hướng nghiên cứu Fintech trên thế giới, những chủ đề đang được tập trung nghiên cứu, những mảng nghiên cứu còn hạn chế và những xu hướng nghiên cứu trong tương lai; GS. Gilles Chemla, Imperial College London, Vương Quốc Anh trình bày về tiềm năng và cơ hội đầu tư trong tài chi phi tập trung (hay tài chính mở); TS. Lê Đức Phong, Ngân hàng Canada đề cập đến một vài dự án ứng dụng công nghệ khối chuỗi trong việc xây dựng tiền điện tử ngân hàng trung ương cùng với đó là một vài thách thức trong việc phát triển các ứng dụng công nghệ tài chính dựa trên công nghệ khối chuỗi; và phiên toàn thể thứ năm là trình bày của GS. Hongjoo Jung, Giám đốc Viện nghiên cứu bảo hiểm, Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc về các sáng kiến khi ứng dụng Công nghệ tài chính trong việc tạo ra các sản phẩm bảo hiểm mới tại Hàn Quốc.
Các phiên song song bao gồm rất nhiều nội dung chuyên môn sâu đã được triển khai trong thực tiễn như:
- Các khía cạnh chính khác của Trí tuệ nhân tạo trong Tài chính, tập trung vào các vấn đề dữ liệu liên quan đến các khía cạnh xanh và an ninh: Trịnh Anh Tuấn, EIT Digital, Hungary;
- Quyền tài sản nằm trên Blockchain, Tài chính mã hòa và Internet thế hệ Web3: Nguyễn Thanh Bình, Đại học RMIT;
- Phân tích dữ liệu theo kinh doanh và vai trò của Công nghệ tài chính: TS. Lương Thái Bảo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
- Nghiên cứu và ứng dụng Fintech trên thế giới: TS. Thắng Nguyễn, Đại học Coventry, Vương Quốc Anh;
- Ứng dụng Fintech trong đào tạo tài chính ngân hàng tại Việt Nam: TS. Đinh Thị Thanh Vân, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Ứng dụng Fintech trong các dịch vụ Tài chính ngân hàng: Bà Nguyễn Thùy Linh, Phó Giám đốc khối ngân hàng số MBBank;
- An toàn tài chính vĩ mô trong bối cảnh chuyển đổi số ngân hàng: Bà Nguyễn Thị Vinh, Phó Trưởng phòng, Vụ Ổn định tiền tệ - Tài chính, Ngân hàng Nhà nước;
- Xu hướng mới trong Toán tài chính: TS. Nguyễn Thịnh, Ngân hàng TMCP Vietcombank;
- Chuyển đổi số trong công nghiệp tài chính: Ông Nghiêm Xuân Huy, CEO Finhay;
- Máy tính lượng tử: GS. Thomas Ankenbrand, Đại học Lucerne, Thuỵ Sĩ;
- Thực tiễn ứng dụng Fintech tại Việt Nam: Ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó Tổng Giám đốc VNPAY.
TS. Trịnh Anh Tuấn, EIT Digital, Hungary báo cáo trực tuyến phiên song song 01
TS. Nguyễn Thanh Bình, Đại học RMIT trình bày phiên song song 01
TS. Lương Thái Bảo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trình bày phiên song song 01
TS. Thắng Nguyễn, Đại học Coventry, Vương Quốc Anh báo cáo trực tuyến phiên song song 02
TS. Đinh Thị Thanh Vân, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN báo cáo trực tuyến phiên song song 02 từ Mỹ
TS. Nguyễn Thịnh, Ngân hàng TMCP Vietcombank trình bày phiên song song 04
Ông Nghiêm Xuân Huy, CEO Finhay trình bày phiên song song 04
GS. Thomas Ankenbrand, Đại học Lucerne, Thuỵ Sĩ báo cáo trực tuyến phiên song song 05
Ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó Tổng Giám đốc VNPAY báo cáo trực tuyến phiên song song 05
Diễn đàn đã diễn ra thành công tốt đẹp sau hai ngày với nhiều phản hồi tích cực về chất lượng chuyên môn của các báo cáo đến từ những chuyên gia uy tín và công tác tổ chức chuyên nghiệp, chu đáo. Thay mặt cho Ban chuyên môn và đơn vị phối hợp tổ chức, phát biểu tổng kết Diễn đàn PGS. Trần Thị Thanh Tú cảm ơn Ban chương trình, Ban Tổ chức đã cùng nhau tổ chức Diễn đàn; các diễn giả về các chủ đề rất giá trị và hữu ích về công nghệ tài chính. PGS. Trần Thị Thanh Tú cũng đánh giá cao sự quan tâm, tham gia chủ động, tích cực của gần 300 đại biểu trực tiếp và trực tuyến đã góp phần thành công của Diễn đàn. Trong thời gian tới, Viện NCCCT sẽ tiếp tục có những hoạt động chuyên môn nhằm kết nối Trường/Viện - Nhà nước - Doanh nghiệp về Toán ứng dụng từ đó góp phần lan tỏa giá trị tri thức, áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn.
Một số hình ảnh tại Diễn đàn:
Ban Tổ chức chụp ảnh cùng Ban Chương trình và diễn giả